Giếng trời nhà phố – Những lưu ý quan trọng trong thiết kế nội thất
Một căn nhà tiện nghi cần phải đủ ánh sáng, độ thông gió và điều hòa nhiệt độ phù hợp. Thực tế, để thi công một căn nhà với đầy đủ công năng như vậy không phải dễ. Đặc biệt là đối với những căn nhà phố san sát nhau thành thị. Chính vì vậy, giếng trời là giải pháp tối ưu giải quyết các vấn đề đó. Sau đây là những lưu ý quan trọng khi thiết kế giếng trời nhà phố bạn không nên bỏ qua.
Giếng trời là gì?
Giếng trời là khoảng không gian thông từ mái xuống tầng thấp nhất của ngôi nhà theo phương thẳng đứng. Công dụng của giếng trời là lấy gió từ thiên nhiên, điều hòa không khí và tăng cường ánh sáng.
Giếng trời cực kỳ phù hợp với nội thất nhà ống, mang lại giải pháp khoa học cho căn nhà. Nhà phố thường có đặc điểm là chiều ngang (mặt tiền) tương đối nhỏ so với chiều sâu (chiều dài). Nhà phố thường xây sát nhau, vậy nên hai bên nhà sẽ không thể xây cửa sổ, cửa thông khí. Chính vì vậy mà không khí cũng bí bách và tù túng hơn. Với giếng trời, ánh sáng và gió cũng dễ dàng lưu thông hơn.
Cấu tạo của giếng trời
- Đỉnh giếng: bộ phận nằm trên cùng, bao gồm khung mái và mái che. Nó đóng vai trò chiếu sáng và thông gió.
- Thân giếng: khoảng không nối từ đỉnh giếng xuống đáy giếng. Bộ phần này giúp ánh sáng có thể chan hòa khắp không gian nhà.
- Đáy giếng: bộ phận cuối cùng của cấu tạo giếng trời. Nó được sử dụng để đón ánh sáng, giúp thông khí cho ngôi nhà. Mọi người thường trang trí hòn non bộ hoặc làm tiểu cảnh tại khu vực này để tăng tính thẩm mỹ. Những vị trí đáy giếng trời phổ biến thường là ở phòng khách, phòng ăn, đôi khi là phòng ngủ.
Các vị trí giếng trời nhà phố
Vị trí giếng trời rất quan trọng, cần có sự tính toán cụ thể từ lúc lên bản vẽ xây nhà. Bố trí ở đâu cho thoáng, hợp lý và đẹp nhất là điều mà mọi người quan tâm. Tùy theo nhu cầu, cấu trúc ngôi nhà, bạn có thể đặt giếng trong nhà, sau nhà hoặc cuối nhà. Không nên chọn vị trí trước nhà vì đây vốn là nơi thông thoáng với bên ngoài.
Giếng trời trong nhà
Chúng ta có thể thiết kế giếng ở nhiều vị trí khác nhau: Phòng ăn, bếp, cầu thang, giữa nhà,…
Để khai thác tối đa chức năng thông gió, lấy sáng, giếng nên đặt ở khu vực cầu thang. Đây thường là vị trí trung tâm ngôi nhà, các không gian chức năng xoay xung quanh vị trí này. Ngoài ra, cũng có nhiều người đặt giếng ở hai bên hông nhà kết hợp trồng cây rất hợp lý.
Trung tâm ngôi nhà mang hành Thổ. Cân bằng với các hành theo nguyên tắc Hỏa Thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung du. Vị trí này đặc biệt phù hợp với nhà phố có diện tích nhỏ hẹp và khiêm tốn.
Giếng trời cuối nhà
Vị trí cuối nhà cũng là nơi thích hợp để đón nắng đón gió cho căn nhà Đây là vị trí gần khu vực sinh hoạt, bạn tránh treo những đồ vật to, đèn thả cỡ lớn. Nếu vị trí này theo hướng nhiều gió thì bạn nên lưu ý diện tích giếng phù hợp. Giếng quá to có thể khiến gió lùa mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Dù giếng ở vị trí nào bạn cũng nên dùng tấm chắn để đảm bảo an ninh cho gia đình.
Giếng trời sau nhà
Ít phổ biến hơn hai vị trí trên nhưng giếng trời sau nhà cũng là một lựa chọn rất hợp lý. Lúc này, giếng trời cũng giống như chiếc sân sau nhà. Bạn có thể sắp đặt tiểu cảnh hoặc trồng cây xanh ở vị trí này.
Lưu ý quan trọng trong thiết kế giếng trời nhà phố
Vật liệu phần mái làm giếng trời
Vật liệu mái che cũng là yếu tố quan trọng giúp giếng trời phát huy tối đa công dụng. Hiện nay, vật liệu làm mái che giếng trời được sử dụng nhiều nhất là tấm lấy sáng polycarbonate. Ngoài ra, một số vật liệu khác như kính, tôn, bạt cũng được sử dụng nhiều.
Đối với kính, bạn có thể dán thêm lớp phim cách nhiệt để hạn chế sức nóng của mặt trời.
Vấn đề về cách âm
Giếng trời có thể gặp vấn đề về cách âm kém. Tiếng mưa, gió, sấm chớp sẽ rất rõ bởi không có vật liệu cản tiếng. Vì vậy bạn không nên làm phẳng nhẵn tường của giếng trời. Thay vào đó, bạn nên thiết kế mảng nhám, sần hoặc ốp gạch trần, sơn gai,… để tiêu âm.
Dự trù kinh phí xây giếng trời
Việc xây giếng trời đồng nghĩa với việc bạn cần tính toán thêm các chi phí khác. Ví dụ như chi phí cho tiểu cảnh, hòn non bộ, đồ trang trí, vật liệu làm mái,… Mái giếng bằng kính chi phí sẽ cao hơn so với mái tôn hay mái ngói. Độ tinh xảo, cầu kỳ càng cao thì bạn cũng cần chuẩn bị mức kinh phí phù hợp.
Hiện nay, các kiến trúc sư đã có thể thiết kế các loại mái giếng trời tự động đóng mở. Loại mái này bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng theo mong muốn. Ngoài ra, bạn cũng cần tính toán đến khung giếng. Khung giếng cần chắc chắn, gia cố cẩn thận và bằng chất liệu cứng cáp để đảm bảo an ninh, an toàn.
Về phong thủy
+ Giếng trời có mái thì phải đảm bảo một giải pháp hợp lý cho hệ thống các khe, ô thoáng để tránh mưa to, gió lớn làm nước mưa rơi xuống nhà.
+ Các hệ thống hành lang, cửa sổ, cầu thang tiếp giáp với giếng thì cần có lan can, hoa sắt để đảm bảo một số tiêu chuẩn an toàn như chiều cao, khoảng cách khe hở,…
+ Hãy đặt giếng trời ở cung Tài Lộc hoặc Thiên mạng.
+ Không được đặt giếng trời ở trước nhà.
+ Nên đặt giếng trời ở trung tâm ngôi nhà.
+ Nếu thiếu mặt bằng, nên đặt giếng trời tại góc méo nhằm hóa giải sát khí.
+ Nên đặt cây xanh và nước ở xung quanh giếng trời.
Trên đây là một số lưu ý mà bạn cần biết khi muốn xây giếng trời nhà phố . Hy vọng những thông tin mà Nội thất Win mang sẽ sẽ giúp ích cho bạn.
Nội thất Win – tư vấn thiết kế và thi công nội thất uy tín
Nội thất Win là công ty Thiết kế – Thi công – Sản xuất nội thất hàng đầu khu vực Hải Dương và trên toàn quốc. Chúng tôi sở hữu đội ngũ kiến trúc sư, nhà thiết kế cùng những người thợ lành nghề, chuyên nghiệp có thể đáp ứng được mọi phong cách và nhu cầu nội thất của gia đình bạn.
Sở hữu nhà máy sản xuất nội thất diện tích 6000m2 và năng lực sản xuất lớn, Nội thất Win tự tin tạo ra những sản phẩm chất lượng trong thời gian nhanh nhất với giá thành hợp lý nhất đến tay khách hàng.
Tham khảo thêm >>>>Các dự án khác của Nội thất Win
——————————————————————————————————–
CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG THẦU XÂY DỰNG WIN